Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Cách xử lý và phòng tránh ngứa hậu môn ở nữ giới khi mang thai

Nhiều chị em phụ nữ có thai bị ngứa hậu môn đều không biết xử lý thế nào hoặc xử lý không đúng, lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi, vì ngứa hậu môn ở nữ giới còn là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Sau đây xin chia sẻ vài thông tin về hiện tượng ngứa hậu môn khi mang bầu để các bà bầu có thể xử lý tốt khi mắc phải.

Các bệnh lý liên quan đến dấu hiệu ngứa hậu môn khi mang thai

Các bệnh lý gây ra ngứa hậu môn ở bà bầu
Các bệnh lý gây ra ngứa hậu môn ở bà bầu

  • Bệnh trĩ: Căn bệnh khá phổ biến hiện nay, một trong các dấu hiệu của bệnh là hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt gây kích thích vùng da hậu môn tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tỷ lệ bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng rất cao.
  • Bệnh áp xe hậu môn, rò hậu môn: Đây là 2 bệnh lý về hậu môn trực tràng hay đi song song với nhau. Khi các ổ áp xe hậu môn không được chữa trị sẽ vỡ ra chảy mủ khiến người bệnh ngứa ngáy vùng hậu môn, đó với các bà bầu khi mắc bệnh này rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bệnh nứt hậu môn: do quá trình ăn uống kiêng cử của bà bầu gây ra tình trạng táo bón liên tục, khi đại tiện phải cố rặn tống phân ra ngoài khiến vùng niêm mạc hậu môn bị tổn thương tạo thành các vết nứt gây đau đớn, chảy máu và ngứa cho bà bầu.


Ngoài các bệnh lý trên hiện tượng có thai ngứa hậu môn có các nguyên nhân sau:

  • Dị ứng với các hóa chất, dung dịch vệ sinh, xà phòng khiến da bị kích thích gây ngứa.
  • Bị nhiễm giun kim: các bà bầu thường bị ngứa vào lúc chập tối, thời điểm này giun kim chui ra ngoài ống hậu môn để trứng gây ngứa
  • Bị nhiễm nấm candida: loại nấm thường hoạt động tại khu vực âm đạo, nấm có thể lây lan đến vùng hậu môn gây ngứa hậu môn.


Cách xử lý và phòng tránh hiện tượng ngứa hậu môn ở nữ giới khi mang thai

Cách xử lý:
Hạn chế gãi khi có thai bị ngứa hậu môn
Hạn chế gãi khi có thai bị ngứa hậu môn

  • Khi phát hiện dấu hiệu ngứa ở vùng hậu môn dù chưa biết do nguyên do là gì các chị em hạn chế việc gãi ngứa vì sẽ làm tổn thương đến vùng da ở khu vực đó. Tránh rửa quá nhiều hoặc lạm dụng các dung dịch vệ sinh để tẩy rửa.
  • Sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng để thăm khám kiểm tra để xác định chính xác xem nguyên nhân ngứa có phải do bệnh lý gây ra hay không, từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh để bệnh làm ảnh hưởng đến thai nhi.


Các phòng ngừa:

  • Tránh hiện tượng táo bón thường xuyên: táo bón là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về hậu môn trực tràng vì vậy các bà bầu nên tránh ăn các thức ăn cay nóng, dầu mỡ, bia rượu, cà phê, thuốc lá nên bổ sung nhiều nước, chất xơ bằng các loại trái cây, rau củ quả, các loại đậu,.. nhằm giúp nhuận tràng, mềm phân ngăn ngừa táo bón.
Hạn chế dùng nhiểu chất cay nóng khi mang thai
Hạn chế dùng nhiểu chất cay nóng khi mang thai
  • Nên vận động cơ thể, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát, ẩm ướt, ít dùng các loại dung dịch, hóa chất tẩy rửa vùng kín.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tạo cho vùng hậu môn lúc nào cũng khô ráo thoáng mát sẽ phòng tránh được hiện tượng ngứa hậu môn.