Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Cách phòng chống hiện tượng đi cầu ra máu nhỏ giọt

Khi mọi người gặp dấu hiệu đi cầu ra máu nhỏ giọt thì đa số đều suy nghĩ là đang bị bệnh trĩ – căn bệnh phổ biến và đứng đầu về bệnh hậu môn. Nhưng ít ai biết ngoài bệnh trĩ ra hiện tượng đại tiện ra máu nhỏ giọt còn là biểu hiện của các bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp chúng ta tìm hiểu các bệnh lý liên quan và cách phòng ngừa hiện tượng trên.

Bác sĩ đang tư vấn cách phòng ngừa hiện tượng đi cầu ra máu nhỏ giọt
Bác sĩ đang tư vấn cách phòng ngừa hiện tượng đi cầu ra máu nhỏ giọt

Các bệnh lý liên quan đến hiện tượng đi ngoài ra máu nhỏ giọt:
  • Bệnh trĩ: Người bệnh thường thấy máu chảy trong và sau khi đi cầu, tùy vào cấp độ bệnh tổn thương mà lượng máu nhiều hay ít. Đi cầu ra máu do bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi.
  • Các bệnh về đường tiêu hóa: Đi ngoài ra máu do các bệnh về đường tiêu hóa máu thường có màu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu màu đỏ thì thường là bị chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.
  • Ung thư trực tràng: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống khiến bệnh nhân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, hay xuất hiện táo bón và đi ngoài.
  • Polyp trực tràng và kết tràng: Máu chảy ra có màu đỏ tươi, không đau, máu lẫn theo phân.
  • Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: Thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, kèm theo đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.
  • Các bệnh toàn thân khác như: Bệnh máu trắng, máu không đông, và các bệnh truyền nhiễm ít gặp khác. Đồng thời với việc đi ngoài ra máu, các bộ phận khác có thể cũng bị chảy máu.

Cách phòng chống và ngăn ngừa hiện tượng đi ngoài đại tiện ra máu nhỏ giọt:
Khi có hiện tượng đi ngoài đại tiện ra máu, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng tránh bệnh. Cụ thể như sau:

Hạn chế ăn đồ cay nóng dầu mỡ để phòng chống đại tiện ra máu nhỏ giọt
Hạn chế ăn đồ cay nóng dầu mỡ để phòng chống đại tiện ra máu nhỏ giọt

  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Nên các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây, hạn chế đồ cay, dầu mỡ. Bên cạnh đó, bạn nên ăn sáng hàng ngày để đi đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn không nên uống rượu bia, không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như hạt tiêu, ớt.
  • Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày, giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khi đi đại tiện không ngồi xổm  hoặc rặn mạnh nhằm giảm bớt tác động lên vùng hậu môn, trực tràng. Nên dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.
  • Thể dục, thể thao đều đặn: Tham gia các hoạt động thể chất phù hợp nhằm thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và lưu thông máu. Tăng cường vận động cơ thắt hậu môn.Khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.
  • Chế độ làm việc khoa học: Tránh khuân vác quá nặng, không nên đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài. Với những người phải ngồi làm việc liên tục, sau khoảng giờ nên đứng dậy đi lại và  vận động nhẹ nhàng vài phút.
Nguồn: http://daitienramaunhogiot.blogspot.com/